Sau khi được phát hiện, công dụng thần kỳ của sâm Ngọc Linh đang ngày càng đang nhiều người biết đến. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại phân vân giữa sâm Ngọc Linh và sâm Hàn Quốc có những khác biệt nào? Cần sử dụng loại sâm nào phù hợp nhất với nhu cầu của mình?

Việc so sánh sâm Ngọc Linh và sâm Hàn Quốc không nhằm mục đích hạ bệ bất cứ thương hiệu sâm nào. Điều này giúp khách hàng có thể trang bị thêm nhiều kiến thức chuẩn xác và chi tiết nhất. Từ đó, người dùng sẽ dựa vào đấy mà chọn cho mình loại sâm phù hợp nhất.
1. Về môi trường sống
So với sâm Ngọc Linh thì thương hiệu sâm Hàn Quốc được nhiều người biết đến và sử dụng sớm hơn từ lâu. Điểm chung của hai loại sâm này đó là chúng đều là những loài cây sống lâu năm và phân bổ ở độ cao 1.200 m trở lên.
Nếu như sâm Hàn Quốc sinh trưởng tốt nhất ở vùng có đặc điểm ôn đới. Thì sâm Việt Nam lại là loài thực vật được tìm thấy chủ yếu ở những khu rừng nguyên sinh, có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Là đất nước có truyền thống trồng nhân sâm hàng ngàn năm, cây sâm Hàn Quốc hiện đã được trồng đại trà ở rất nhiều nơi và được đầu tư công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Còn sâm Ngọc Linh chỉ mới được phát hiện từ năm 1973 và cho tới những năm 90 cuối thế kỷ XX mới được nghiên cứu trồng tại những vùng có khí hậu phù hợp.
2. Về đặc điểm ngoại hình
Ngoại hình khi nhìn từ bên ngoài là một trong những dấu hiệu rất dễ dàng phân biệt được cây sâm Ngọc Linh và sâm Hàn Quốc. Cây sâm càng sống lâu năm thì sâm Hàn Quốc sẽ càng có nhiều rễ khi thu hoạch. Còn sâm Việt Nam càng nhiều tuổi thì các đốt mắt trên thân biến dạng thành ngấn nhỏ hoặc phân thành những đường cong phát triển thành nhiều khác nhau.
Sâm Hàn Quốc được biết đến với hình dạng bên ngoài có màu vàng sáng, chắc củ, mùi thơm đậm đà. Đầu củ sân Hàn to và ngắn, phần chân sâm có nhiều rễ phụ sâm Hàn Quốc được mọc ra từ đó nên thoạt nhìn khá giống với hình người.

So với củ sâm Hàn Quốc, sâm Việt Nam lại có hình dáng phức tạp hơn, trên thân có các đốt như đốt trúc thể hiện tuổi sâm. Phần đầu củ mềm và nhỏ nhắn hơn, thân sâm Ngọc Linh có màu xám nhạt hoặc hơi ngả tím. Bên trong củ sâm có thịt màu trắng hoặc vàng nhạt, khi cắt có mùi thơm nhẹ tỏa ra.
3. Về thành phần dưỡng chất
Saponin là thành phần chính của mỗi loại sâm cũng là thành phần quyết định đến chất lượng cây sâm. Với sự khác biệt từ môi trường sống, thành phần dưỡng chất của hai loại sâm Ngọc Linh và sâm Hàn Quốc đương nhiên cũng khác nhau rất nhiều.
Theo số liệu được công bố thì sâm Hàn Quốc có chứa khoảng 30 hợp chất saponin với hàm lượng khoảng 3,52%. Ngoài ra, sâm Hàn Quốc cũng chứa, hàng loạt các chất hữu cơ quan trọng cho cơ thể người như Germanium, Glycoside Panaxin cùng với vitamin B1, B2, 17 axit béo, 17 axit amin và 20 nguyên tố vi lượng khác.
Thành phần dưỡng chất trong củ sâm Ngọc Linh đã được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và cho ra những kết quả vô cùng bất ngờ. Theo công bố, thân và củ sâm Ngọc Linh có chứa đến 52 hợp chất saponin với tổng hàm lượng 10,82%, nhiều loại vitamin E, B, 17 axit amin cùng hơn 20 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe người dùng.
4. Về tác dụng
Cả sâm Ngọc Linh và sâm Hàn Quốc đều có công dụng hiệu quả đối hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến hệ thần kinh, hệ tim mạch, tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể,… Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sâm Hàn Quốc sẽ làm chỉ số huyết áp của người dùng tăng rõ rệt khi sử dụng lâu dài.
Xem thêm: Tác dụng của Sâm Ngọc Linh là gì?
Đặc biệt, sâm Ngọc Linh cũng có tác dụng hạn chế khối u phát triển và hỗ trợ trị bệnh ung thư. Nếu được kết hợp với thuốc kháng sinh đúng cách, hiệu quả chữa bệnh của sâm Ngọc Linh sẽ được nâng lên đáng kể, góp phần giảm đau đớn và giúp người bệnh ăn ngủ ngon hơn.
5. Về giá thành
Hàn Quốc là quốc gia có rất nhiều vùng chuyên trồng sâm cũng như các khu trồng sâm công nghiệp sẵn nên sản lượng sâm Hàn Quốc khá cao, giá cả hợp lý với nhiều người dùng có nhu cầu. Thường sâm Hàn Quốc 6 năm tuổi sẽ có giá khoảng 2 – 3 triệu đồng/kg (tùy loại 10 củ hay 2 củ).
Còn sâm Ngọc Linh do còn hạn chế về công tác trồng trọt và sản xuất nên giá cả của chúng trên thị trường cũng khá cao. Nguyên nhân hạn chế về nguồn hàng cho nên giá sâm Việt Nam tự nhiên loại 6 năm tuổi có giá thành lên đến hơn 100 triệu/kg tùy thời điểm.
Xem thêm: Giá sâm Ngọc Linh là bao nhiêu?
Với hàm lượng dưỡng chất cao vượt trội, sâm Ngọc Linh hiện nay đang được rất nhiều người dùng quan tâm và tìm kiếm. Tuy nhiên, vì những khó khăn khác nhau nên nguồn cung sâm Việt Nam đang khan hiếm, dẫn đến tình trạng cầu vượt cung, giá cả cũng tăng vọt, gây bất lợi cho quá trình phổ biến cây sâm này đến tay người tiêu dùng.
Để giải quyết tình trạng cấp bách đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) là một trong những đơn vị uy tín đi đầu trong công cuộc bảo tồn thương hiệu sâm Việt. Với nguồn vốn đầu tư khổng lồ, sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương cùng dây chuyền công nghệ hiện đại được chuyển giao từ công ty nước ngoài, hai vườn sâm Ngọc Linh liên kết của MHG đang là mô hình tiêu biểu, giúp thương hiệu sâm Việt đến gần hơn với người tiêu dùng cả trong nước và thế giới.
Sâm Ngọc Linh và sâm Hàn Quốc tuy có nhiều điểm chung nhưng sự khác nhau của hai loại sâm lại ảnh hưởng khá nhiều đến sự lựa chọn người dùng.